Cầu thang là “cầu nối” giữa các tầng trong tổng thể kiến trúc công trình. Tuy nhiên, không ít người vẫn thắc mắc cấu tạo cầu thang gồm những bộ phận nào? Kích thước của chúng ra sao? Trong bài viết ngày hôm nay, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này.
Những thông tin cần biết về cầu thang
Cầu thang là cầu nối giữa các mặt phẳng nằm ngang có độ cao khác nhau. Trong các thiết kế công trình nhiều tầng thì cầu thang là cấu trúc quan trọng giúp mọi người có thể di chuyển lên xuống.
Khi thiết kế cầu thang cần lưu ý một số vấn đề như:
+ Sử dụng thuận tiện, chiều rộng và độ dốc vế thang thích hợp.
+ Thi công nhanh chóng, tiết kiệm chi phí
+ Đảm bảo an toàn, có đầy đủ ánh sáng.
+ Bền vững, chịu được tải trọng khi vật chuyển hàng hóa hoặc vật nặng.
Phân loại cầu thang
Cầu thang được phân loại dựa vào chức năng cũng như vị trí hay hình dáng. Cụ thể như sau;
+ Dựa vào chức năng cầu thang: Gồm có cầu thang chính, cầu thang phục phụ, cầu thang phụ, cầu thang phòng cháy. Trong đó:
+ Cầu thang chính đặt ở sảnh lớn là nơi di chuyển chính của ngôi nhà.
+ Cầu thang phụ bố trí ở các khu vực phụ.
+ Cầu thang phục vụ: Di chuyển thức ăn, đồ đạc.
+ Cầu thang phòng cháy: Dự phòng khi xảy ra sự cố hỏa hoạn.
+ Dựa theo vị trí cầu thang được chia thành cầu thang ngoài nhà và cầu thang trong nhà.
+ Dựa theo hình dáng gồm: cầu thang hai thân, cầu thang 1 thân, cầu thang ba thân,…
Cấu tạo cầu thang
Cầu thang được cấu tạo gồm các bộ phận sau:
Các bộ phận của cầu thang
Cầu thang gồm 2 bộ phận chính là chiếu nghỉ và thân thang.
Thân thang
Thân thang giống như mặt sàn nằm nghiêng và trên có tạo bậc. Thân thang gồm 2 kiểu là bản và bản dầm.
+ Thân thang kiểu bản: Kết cấu là tấm bản phẳng đặt nghiêng, trên tạo các bậc thang hình tam giác. Bậc thang này dùng để đi lại không có tác dụng về kết cấu và tăng thêm tải trọng.
+ Thân thang kiểu bản dầm: Hai bên có hai dầm nghiêng. Một bên thân thang dựa vào tường chịu lực thì chỉ cần một dầm. Trọng lượng của bản thông qua dầm nghiêng truyền tới gối tựa trên và dưới.
Chiếu nghỉ
Khi thiết kế cầu thang, số bậc thang không được liên tục quá 18 bậc cũng không được dưới 3 bậc. Khi vượt quá 18 bậc cần thiết kế chiếu nghỉ.
Chiếu nghỉ tương tự 1 sàn có bản dầm. Các bộ phận của chiếu nghỉ có thể lê lên tường chịu lực hoặc cột dầm. Với cầu thang thoáng hiểm, chiếu nghỉ không được thiết kế bậc hình quạt.
Kích thước các bộ phận cầu thang
Dưới đây là kích thước các bộ phận trong cấu tạo cầu thang:
Chiều rộng của thân thang
Chiều rộng thân thang dao động từ 0.9m – 1.1m. Ngoài ra, tùy thuộc vào số tầng, lượng người di chuyển mà kích thước có thể thay đổi. Tuy nhiên không vượt quá 2m.
Độ dốc cầu thang
Tỷ lệ chiều cao và chiều rộng của bậc thang sẽ quyết định đến độ dốc cầu thang. Trong các công trình xây dựng, độ dốc bậc thang từ 20 – 45 độ.
Kích thước của chiếu nghỉ
Chiều rộng chiếu nghỉ không được phép nhỏ hơn chiều rộng thân thang. Ngoài ra nó còn đảm bảo việc di chuyển các đồ vật kích thước lớn lên cầu thang một cách dễ dàng.
Chiều cao của can lan
Chiều cao lan can và độ dốc cầu thang có mối quan hệ mật thiết với nhau. Cầu thang không dốc thì lan can cần thiết kế cao. Chiều cao lan can tính từ giữa mặt bậc đến mặt trên của tay vịn là 900mm.
Khoảng cách đi lọt
Để đảm bảo việc di chuyển trên cầu thang dễ dàng, khi thiết kế cầu thang cần đảm bảo các trường hợp về khoảng cách đi lọt như:
+ Mặt thang dưới đến trần thang trên
+ Cầu thang xuống hầm
+ Cửa đi dưới chiếu nghỉ.
Hiện nay, khoảng cách đi lọt phổ biến trong thiết kế cầu thang là 2m.
Trên đây là các thông tin chi tiết về cấu tạo cầu thang cũng như kích thước các bộ phận của cầu thang. Hi vọng thông qua bài viết của chúng tôi các bạn sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm khi thiết kế, thi công cầu thang.